Tuesday, July 21, 2015

Nghệ Thuật Phật Giáo ở Laguna Beach


Họa phẩm Đức Phật ngồi thiền, kế bên họa phẩm hoa sen, trong Sawdust Festival.


Họa phầm hình Đức Phật trong Sawdust Festival


Các lá phướn hình Phật giăng để cầu nguyện ở Sawdust Festival

Phật giáo đang ảnh hưởng tới nghệ thuật Hoa Kỳ: Một số họa sĩ Hoa Kỳ dùng nghệ thuật để biểu lộ lòng tôn kính Đức Phật của họ. Các tấm hình trên chụp ở Sawdust Festival, với sự cho phép của các họa sĩ. Nơi cổng có các lá phướn in hình Đức Phật theo nghệ thuật Tây Tạng để cầu nguyện.

Hôm Thứ Ba 21-7-2015, Vui Với Pháp đưa một người bạn thân đi thăm Laguna Beach ở Nam California, nơi đang có 3 lễ hội mỹ thuật với tham dự của hơn 600 họa sĩ và điêu khắc gia: Festival of Arts, Art-a-Fair Festival, Sawdust Festival.

Trong 3 nơi này, chỉ duy có một họa sĩ gốc Việt ở Art-a-Fair Festival. Cả 2 lễ hội đầu, đều không cho chụp hình, vì các lễ hội muốn giữ bí mật gì đó. Nhưng Sawdust Festival cho chụp hình tự do, nên có 3 tấm hình trên.

*

Đức Phật không cho nghe nhạc, với người thọ nhiều hơn ngũ giới. Chỉ vì nghe nhạc dễ tán tâm. Câu hỏi rằng, mắt nhìn tranh và tượng cũng có thể tán tâm, vậy, Đức Phật có cấm thưởng thức tranh, tượng hay thư pháp? Vì tai nghe, mắt thấy cũng có thể là cửa vào của phiến não? Nhưng, mê làm thơ, một chức năng của ý thức, cũng có thể chiêu mời phiền não? Cũng có thể, thời Đức Phật chưa có giấy, chưa có nghệ thuật vẽ tranh và đúc tượng, nên Đức Phật chưa cấm?

*

Chú ý rằng ảnh hay tượng mang hình Đức Phật chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ 1 sau Tây lịch. Suốt hơn 5 thế kỷ từ khi Đức Phật tịch diệt chỉ có biểu tượng, như dấu bàn chân, hay bánh xe pháp đểu biểu trưng cho Đức Phật. Có nghĩa là, ai nói có hình Phật, tượng Phật lúc đương thời của Ngài, đều là sai, đều là hình giả, tượng giả.

In the earliest Buddhist art of India, the Buddha was not represented in human form. His presence was indicated instead by a sign, such as a pair of footprints...
xem: http://www.metmuseum.org/toah/hd/budd/hd_budd.htm

*

Tác phẩm nghệ thuật Phật giáo sơ thời ở Ấn Độ sớm nhất là thế kỷ thứ 1 sau Tây lịch. Ngôi chùa Mahabodhi Temple ở Bodh Gaya trở thành mô hình cho các kiến trúc tương tự ở Miến Điện và Nam Dương. Tranh tường hay phù điêu ở đền Sigiriya được nói còn xưa hơn tranh ở các hang động Ajanta Caves.

The earliest works of Buddhist art in India date back to the 1st century B.C. The Mahabodhi Temple at Bodh Gaya became a model for similar structures in Burma and Indonesia. The frescoes at Sigiriya are said to be even older than the Ajanta Caves paintings.
Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhist_art

*

Như thế, các họa sĩ, điêu khắc gia Phật tử sẽ bị cấm hành nghề, nếu chúng sinh cứ nhìn tranh hay tượng rồi chấp vào tướng mà quên đi nghĩa vô thường, ngó hình rồi quyến luyến vẻ đẹp của tranh mà quên đi cửa vào Tánh Không của các pháp? Thậm chí, chúng ta có thể hình dung, Đức Phật sẽ cấm các tăng ni làm thơ, khi thấy có ai bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ ngồi thiền để chọn chữ, để gõ bàn phím làm thơ...

Phật giáo Bắc Tông đưa ra Lối đi của Bò Tát, chú trọng rèn luyện ngũ minh để hòa nhập với xã hội, nhằm tìm phương tiện đưa Phật pháp tới với chúng sinh, và từ đây giúp đưa qua bờ giải thoát. Từ quan điểm này, thơ, nhạc, tranh mới được xem như phương tiện -- hiểu là, sử dụng nhưng không để lụy người. Nếu người mang hạnh Bồ Tát mà không giỏi một số kỹ năng trong xã hội, sẽ không làm gì được.

Xem: Buddhism in a Nutshell - Chương 16
http://www.buddhistdoor.com/OldWeb/bdoor/archive/nutshell/teach16.htm

VUI VỚI PHÁP

1 comment:

  1. http://nhungngoichuavietnam.blogspot.com/ thông tin về những ngôi chùa đẹp nhất việt nam

    ReplyDelete