Tuesday, July 21, 2015

Nghệ Thuật Phật Giáo ở Laguna Beach


Họa phẩm Đức Phật ngồi thiền, kế bên họa phẩm hoa sen, trong Sawdust Festival.


Họa phầm hình Đức Phật trong Sawdust Festival


Các lá phướn hình Phật giăng để cầu nguyện ở Sawdust Festival

Phật giáo đang ảnh hưởng tới nghệ thuật Hoa Kỳ: Một số họa sĩ Hoa Kỳ dùng nghệ thuật để biểu lộ lòng tôn kính Đức Phật của họ. Các tấm hình trên chụp ở Sawdust Festival, với sự cho phép của các họa sĩ. Nơi cổng có các lá phướn in hình Đức Phật theo nghệ thuật Tây Tạng để cầu nguyện.

Hôm Thứ Ba 21-7-2015, Vui Với Pháp đưa một người bạn thân đi thăm Laguna Beach ở Nam California, nơi đang có 3 lễ hội mỹ thuật với tham dự của hơn 600 họa sĩ và điêu khắc gia: Festival of Arts, Art-a-Fair Festival, Sawdust Festival.

Trong 3 nơi này, chỉ duy có một họa sĩ gốc Việt ở Art-a-Fair Festival. Cả 2 lễ hội đầu, đều không cho chụp hình, vì các lễ hội muốn giữ bí mật gì đó. Nhưng Sawdust Festival cho chụp hình tự do, nên có 3 tấm hình trên.

*

Đức Phật không cho nghe nhạc, với người thọ nhiều hơn ngũ giới. Chỉ vì nghe nhạc dễ tán tâm. Câu hỏi rằng, mắt nhìn tranh và tượng cũng có thể tán tâm, vậy, Đức Phật có cấm thưởng thức tranh, tượng hay thư pháp? Vì tai nghe, mắt thấy cũng có thể là cửa vào của phiến não? Nhưng, mê làm thơ, một chức năng của ý thức, cũng có thể chiêu mời phiền não? Cũng có thể, thời Đức Phật chưa có giấy, chưa có nghệ thuật vẽ tranh và đúc tượng, nên Đức Phật chưa cấm?

*

Chú ý rằng ảnh hay tượng mang hình Đức Phật chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ 1 sau Tây lịch. Suốt hơn 5 thế kỷ từ khi Đức Phật tịch diệt chỉ có biểu tượng, như dấu bàn chân, hay bánh xe pháp đểu biểu trưng cho Đức Phật. Có nghĩa là, ai nói có hình Phật, tượng Phật lúc đương thời của Ngài, đều là sai, đều là hình giả, tượng giả.

In the earliest Buddhist art of India, the Buddha was not represented in human form. His presence was indicated instead by a sign, such as a pair of footprints...
xem: http://www.metmuseum.org/toah/hd/budd/hd_budd.htm

*

Tác phẩm nghệ thuật Phật giáo sơ thời ở Ấn Độ sớm nhất là thế kỷ thứ 1 sau Tây lịch. Ngôi chùa Mahabodhi Temple ở Bodh Gaya trở thành mô hình cho các kiến trúc tương tự ở Miến Điện và Nam Dương. Tranh tường hay phù điêu ở đền Sigiriya được nói còn xưa hơn tranh ở các hang động Ajanta Caves.

The earliest works of Buddhist art in India date back to the 1st century B.C. The Mahabodhi Temple at Bodh Gaya became a model for similar structures in Burma and Indonesia. The frescoes at Sigiriya are said to be even older than the Ajanta Caves paintings.
Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhist_art

*

Như thế, các họa sĩ, điêu khắc gia Phật tử sẽ bị cấm hành nghề, nếu chúng sinh cứ nhìn tranh hay tượng rồi chấp vào tướng mà quên đi nghĩa vô thường, ngó hình rồi quyến luyến vẻ đẹp của tranh mà quên đi cửa vào Tánh Không của các pháp? Thậm chí, chúng ta có thể hình dung, Đức Phật sẽ cấm các tăng ni làm thơ, khi thấy có ai bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ ngồi thiền để chọn chữ, để gõ bàn phím làm thơ...

Phật giáo Bắc Tông đưa ra Lối đi của Bò Tát, chú trọng rèn luyện ngũ minh để hòa nhập với xã hội, nhằm tìm phương tiện đưa Phật pháp tới với chúng sinh, và từ đây giúp đưa qua bờ giải thoát. Từ quan điểm này, thơ, nhạc, tranh mới được xem như phương tiện -- hiểu là, sử dụng nhưng không để lụy người. Nếu người mang hạnh Bồ Tát mà không giỏi một số kỹ năng trong xã hội, sẽ không làm gì được.

Xem: Buddhism in a Nutshell - Chương 16
http://www.buddhistdoor.com/OldWeb/bdoor/archive/nutshell/teach16.htm

VUI VỚI PHÁP

Monday, July 20, 2015

TQ Đẩy Đức Đạt Lai Lạt Ma Ra Khỏi Đại Học Nalanda



Phật Giáo Tây Tạng còn gọi là truyền thống Nalanda. Nhưng tất cả những gì liên hệ tới Đức Đạt Lai Lạt Ma đều nằm ngoài tân Đại Học Nalanda.

Theo lịch sử, Phật Giáo có 3 thời kỳ: thời kỳ đầu, giáo lý tập trung vào Vô Ngã, dạy ở Nam Tông, gọi là truyền thống Pali; thời kỳ kế tiếp tập trung vào Không, hay Bát Nhã, hay Trung Luận, dạy ở Bắc Tông, gọi là truyền thống Sanskrit; cuối cùng, tập trung dạy về Bản Tâm, hay Phật Tánh, dạy ở PG Tây Tạng, gọi là truyền thống Nalanda.

Trong thế kỷ 21, có vẻ như chính phủ CS Trung Quốc đã trả thù được cuộc tranh luận khoảng năm 792–794 diễn ra ở Tây Tạng giữa giáo lý Phật Giáo hiểu theo Trung Quốc và hiểu theo Tây Tạng.

Xem bài "The Nalanda Tradition excluded from Nalanda" (Truyền thống Nalanda bị loại ra khỏi Nalanda): http://claudearpi.blogspot.com/2010/08/nalanda-tradition-excluded-from-nalanda.html

*

Nalanda University -- tiếng Việt là Đại Học Nalanda -- đã chính thức có tân Viện trưởng nhậm chức từ ngày 6 tháng 7-2015. Đại học Phật giáo này sẽ hồi phục, nhưng sẽ trở thành một đại học có học trình thế tục, nghĩa là không là đaị học riêng về Phật giáo. Trường sẽ chỉ dạy bậc hậu cử nhân và Tiến sĩ.

Nhiều khoản tiền tài trợ là từ chính phủ Trung Quốc. Không thấy các học giả Phật giáo có liên hệ tới Đức Đạt Lai Lạt Ma hay từ Đài Loan. Tân Viện Trưởng George Yeo là giáo dân Thiên Chúa Giáo La Mã.

Đây nguyên khởi là đại học Phật giáo đầu tiên, thành lập đầu thế kỷ thứ 5 tại nơi bây giờ là Bihar, Ấn Độ, khi thịnh thời từng là nơi tu học của 10,000 học giả tăng ni. Năm 1193 Nanada University bị quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, do Bakhtiyar Khilji, tiến vào chém giết, thiêu rụi.

Lớp đầu tiên khai giảng ngày 1 tháng 9-2014 với 15 sinh viên. Hai khoa Sử, Sinh Thái và Môi Trường.

Trường không có ai liên hệ tới Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đài Loan là dễ hiểu, vì:
- Ngày 16 tháng 9-2010, Thủ Tướng TQ Ôn Gia Bảo trao 1 triệu USD cho Nalanda University khi thăm Ấn Độ;
- Tháng 11-2011, Đại sứ TQ tại Ấn Độ Zhang Yan trao 1 triệu USD để xây một thư viện trong trường theo kiến trúc Trung Hoa.

Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Nalanda_University

*

Nhật báo The Strait Times ngày 19-7-2015 loan tin rằng Tân Viện Trưởng George Yeo, cũng là cựu Ngoại Trưởng Singapore, nói rằng ông sẽ xây dựng một học trình thế tục để khởi sự một chương mới cho đại học xưa cổ này ở tiểu bang Bihar, Ấn Độ. (Singapore's former foreign minister George Yeo said he would like to build a "secular, international university'' as he took over the reins of the Nalanda University, opening a fresh chapter in the ongoing revival of the ancient seat of learning in India's eastern Bihar state.)

Nhiệm kỳ viện trưởng của ông sẽ kéo dài 3 năm. Người tiền nhiệm là Amartya Sen (Giải Nobel Kinh Tế 1998), từ nhiệm Viện Trưởng Nalanda University vì chính phủ Ấn Độ "quan liêu, trì trệ" trong việc tài trợ xây đaị học này.

Xem:  http://www.straitstimes.com/asia/south-asia/vision-for-nalanda-a-secular-international-varsity

*

Theo Wikipedia, Tân viện trưởng  có tên đầy đủ là George Yeo Yong-Boon, sinh 1954, nguyên Chuẩn Tướng Không Quân Singapore, nguyên Ngoại Trưởng Singapore.

Yeo học trường Thiên Chúa Giáo từ bậc tiểu học: các trường St. Stephen's School, St. Patrick's School, St. Joseph's Institution,  Christ's College (chi nhánh University of Cambridge). Là một chính khách Thiên Chúa Giáo La Mã, ông được Giáo Hoàng Francis tấn phong làm thành viên trong Lay Members của cơ quan tân lập Council for Economic Affairs (Hội Đồng Kinh Tế Vụ), quản trị về giám sát hoạt động kinh tế toàn giáo triều Vatican.

Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/George_Yeo

Một giáo dân Thiên Chúa, và là 1 viên chức Vatican, làm Viện trưởng Nalanda University? Đúng vậy.
Truyền thống Nalanda bị đầy ra khỏi Đại Học Nalanda University? Đúng vậy.

VUI VỚI PHÁP



Sunday, July 19, 2015

Chư Tăng Đang Khai Tử Gia Đình Phật Tử?


Bài viết 4 kỳ của Cư sĩ Minh Mẫn từ Việt Nam, có phần cuối, trích như sau:

"...Tuy Giáo hội Phật Giáo Việt Nam chấp nhận sự tồn tại mặc nhiên của đoàn thể áo Lam, nhưng Giáo hội vẫn chưa có một kế hoạch hỗ trợ GĐPT phát triển độc lập theo tôn chỉ đã có. Trong khi đó, GĐPT giáo chỉ cũng èo ụt một vài nơi Miền Trung, GĐPT Tăng đoàn cũng vẫn tồn tại khá mạnh sau những giông bão từ xã hội lẫn nội bộ.
Đến giờ phút này, một số chư Tăng vẫn chưa thấy giá trị của đoàn thể áo Lam cần hỗ trợ cho họ phát triển; vẫn chưa thấy tính độc lập trong tổ chức để cho các em một không gian riêng biệt. Chính một số chư Tăng mới là trở ngại lớn cho các đơn vị áo Lam. Ngay tại Bình Thuận, GĐPT bị một tu sĩ chức sắc trong BTS PG Tỉnh o ép đòi giải tán. Lắm khi các em tự hỏi - ngoài xã hội thiếu gì đoàn thể để tham gia vui chơi giải trí, tại sao các em phải khép mình trong tổ chức màu Lam dưới mái chùa mà quý thầy xem các em là thành phần gây phiền nhiễu? Xua đuổi các em như thành phần tầm gởi trên thân cây Phật giáo? Tại Hốc Môn, một đơn vị cũng bị trục xuất, sinh hoạt lang thang như đứa con vô thừa nhận. Làm cha mẹ bỏ rơi con đã là vô lương tâm, Tăng sĩ xua đuổi con Phật học hạnh ngoan hiền phải chăng là vô trách nhiệm??? Cũng bởi các em không chấp nhận sự sai khiến vô lý của cá nhân thầy trụ trì.
GĐPT truyền thống đã bị cơn bão giáo chỉ số 09 và 10 của GHPGVNTN phân tán tả tơi, trôi giạt đến Tăng đoàn, để chồi non GĐPT Giáo chỉ yếu kém ra đời. Nhờ những giông tố như thế mà GĐPT trăm hoa đua nở khắp nơi, biểu hiện sự phát triển chứ không phải hiện tượng tan rã.
Đã đến lúc Giáo hội và chư Tăng cần minh định thái độ đối với tổ chức GĐPT, cho dù xã hội phân chia, đối xử theo biên kiến, nhưng với tình thương nhà Phật, chúng ta phải dang tay bao bọc để các em trở thành người tốt cho Đạo và Đời, bởi lẽ dẫu sao các em vẫn là mầm non của Phật pháp, vẫn tốt hơn những thành phần bất hảo ngoài xã hội.
Hy vọng, các đoàn thể áo Lam sẽ vượt qua những cơn giông bão để tăng trưởng như sự tăng trưởng của các cổ thụ nhờ kinh qua những cơn giông bão của thiên nhiên!

MINH MẪN
19/7/2015"

xem: http://minhmancusi.blogspot.com/2015/07/gia-inh-phat-tu-truyen-thong-va_19.html

Friday, July 17, 2015

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: TQ NÊN TÌM TÁI SANH CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG

Photo: dalailama.com

Nhà báo Nicholas Kristof  đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma sau một buổi lễ mừng sinh nhật thứ 80 của Ngài ở New York, có nhắc rằng chính phủ Trung Quốc nói sẽ chọn và bổ nhiệm vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp vì Phật Giáo Tây Tạng phải giữ truyền thống tái sanh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cười phá lên, trả lời rằng: "Đảng CSTQ giả vờ rằng họ hiểu về hệ thống tái sanh hơn Đạt Lai Lạt Ma. Người CSTQ nên chấp nhận khái niêm tái sanh. Rồi họ nên công nhận hậu thân tái sanh của Chủ Tịch Mao Trạch Đông, rồi Đặng Tiểu Bình, rồi họ mới có quyền dính vào chuyện tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma."

Ngài ám chỉ rằng ngài sẽ tổ chức một hình thức trưng cầu dân ý giữa người Tây Tạng lưu vong, và tham khảo với người Tây Tạng tại Hoa Lục, về việc có nên có một Đức Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm ngài. Ngài nói, vấn đề sẽ chính thức giải quyết vào khoảng sinh nhật 90 của ngài.

Xem:  http://www.chron.com/news/houston-texas/houston/article/Kristof-Dalai-Lama-gets-mischievous-6389665.php

*

NHIỀU TRIỆU PHẬT TỬ TÀNG HÌNH MUA SÁCH CỦA NGÀI
Tom Tweed, Viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo American Academy of Religion, nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành một biểu tượng công chúng quan trọng chọ mọi giá trị mà dân Hoa Kỳ trân trọng, bao gồm bất bạo động, bao dung tôn giáo và cởi mở với các kết luận của khoa học.

Tweed cũng nói là nhiều triệu tín đồ Tin Lành Methodist, Thiên Chúa La Mã (Catholic), Do Thái Giáo (Jewish) và những người Mỹ không-phải-Phật-tử đang giữ nhiều sách về Phật pháp, các cẩm nang Thiền Phật giáo hay các tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma bên giường ngủ, dấn thân sống với các khái niệm Phật giáo, nhưng được bứt ra khỏi văn mạch của một ngôi chùa Phật giáo.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tới Hoa Kỳ lần nữa vào tháng 10-2015 để dự Nghị hội Tôn giáo Thế giới tại Salt Lake City. Vé tham dự buổi diễn thuyết của ngài ở đại học University of Utah đã bán hết sạch chỉ trong vòng 15 phút, theo tin của báo Deseret News.

Xem: http://national.deseretnews.com/article/5185/is-religion-failing-the-dalai-lama-has-a-surprising-answer.html

*

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CA NGỢI MẸ CON TẬP CẬN BÌNH
Đức Đạt Lai Lạt Ma ca ngợi chiến dịch chống tham nhũng của Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình. Ngài cũng nói rằng má của họ Tập "rất mộ đạo, một Phật tử rất thuần thành," và ghi nhận rằng chính Tập Cận Bình đã từng ca ngợi Phật Giáo.

Xem: http://blogs.reuters.com/faithworld/2015/07/17/dalai-lama-says-china-pretending-to-know-about-reincarnation-nyt/


Mời Dự Lễ Mừng 20 Năm Lập Tu Viện 

Trí thức Hoa Kỳ đang rủ nhau tìm hiểu và quy y Tam Bảo. Không phải mới đây, nhưng từ nhiều thập niên. Tuần sau sẽ là kỷ niệm 20 năm thành lập tu viện Rime Buddhist Center và viện nghiên cứu Tây tạng học ITS tại thành phố Kansas City. Thuyết giảng nơi đây thường mời nhiều thầy từ nhiều truyền thống.

Nếu bạn cư ngụ gần đó, và nếu các con bạn chỉ muốn nghe thuyết pháp và hướng dẫn thiền bằng tiếng Anh, hãy cùng cả nhà tới dự lễ, có sinh hoạt cho trẻ em, tham dự miễn phí, từ:

4:30 p.m. Thứ Bảy 25-7-2015 tại

Rime Buddhist Center & Tibetan Institute of Studies 
700 W Pennway St, Kansas City, MO 64108
Phone:(816) 471-7073




Xem: http://www.kansascity.com/living/religion/article27484108.html#storylink=cpy

Thursday, July 16, 2015

Ngôi Chùa Việt Mọc Giữa Thân Thể Đức Ky Tô

Bản tin có tựa đề làm người Mỹ giựt mình: “Buddhist temple grows in Corpus Christi.” Dịch là: Ngôi chùa Phật giáo mọc trong thân thể Đức Ky Tô (Giáo chủ Thiên Chúa Giáo). Thành phố này có tên Corpus Christi (Cơ thể Đức Ky Tô), phía nam tiểu bang Texas.

Đó là ngôi chùa của chư tôn đức ni Việt Nam, nằm kế Học khu London ISD. Chùa có tên Chùa Hương Đàm Buddhist Center. Nhìn từ xa sẽ thấy một tượng Đức Quan Âm màu trắng, một hồ  nước kiểu Đông phương. Quý tôn đức ni Việt Nam hàng ngày tụng kinh, ngồi thiền và lao động.


Xem:
http://www.caller.com/news/local-news/buddhist-temple-grows-in-corpus-christi_13151324
.

Tuesday, July 14, 2015

Thiền Sư Nhất Hạnh Tới UCSF
Tăng Đoàn Làng Mai Mở Các Khóa Tu 2015

Nhà sư nổi tiếng nhất của Việt Nam -- Thầy Nhất Hạnh, còn được đệ tử gọi là Sư Ông Làng Mai -- sức khỏe đã tiến triển,, đã có thể đi bộ thiền hành, có thể bước xuống thang phi cơ... Thầy Nhất Hạnh đã tới San  Francisco, California trong chuyến bay ngày 11 tháng 7-2015, nhập viện Trung tâm y tế UCSF (UCSF Medical Center) để được phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Trích Thư Làng Mai:

"Trong suốt chuyến bay từ Pháp qua Mỹ, Sư Ông cảm thấy rất thư thái và dễ chịu. Sư Ông rất thích nhìn ra cửa sổ máy bay để ngắm những tảng băng trôi trên biển. Người còn đi thiền hành trong khoang máy bay với sự trợ giúp của các thị giả. Khi máy bay hạ cánh, Sư Ông nhất quyết dùng chân bước xuống máy bay mà không dùng xe lăn." (Xem: http://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/thong-tin-suc-khoe-su-ong-lang-mai/thong-tin-cap-nhat-ngay-14-7-2015)

*

Trong khi đó, 75 tu sĩ Tăng Đoàn Làng Mai sẽ mở các khóa tu tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ từ cuối tháng 8 tới giữa tháng 11, 2015 -- từ tu viện Bích Nham (New York) xuống Mộc Lan (Mississippi) và Lộc Uyển (California).

Riêng các khóa tiếng Việt, sẽ là:

"...Tăng đoàn Làng Mai cho biết, họ muốn gửi lời mời tới các Phật tử và thân hữu đến tham dự các khóa tu giảng bằng tiếng Việt: “Thương Như Bụt Thương” tại tu viện Mộc Lan, tiểu bang Mississippi từ ngày 30 tháng 9 tới 04 tháng 10, 2015, và khóa tu "Tập Thói Quen Sống Hạnh Phúc" tại tu viện Lộc Uyển, tiểu bang California từ ngày 04 tới 08 tháng11.
...
Tăng đoàn Làng Mai cũng cho biết, trong các khóa tu này, trẻ em và các thanh thiếu niên về tu sẽ được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, với các chương trình đặc biệt dành cho các cháu.

Để giúp tu viện chuẩn bị khóa tu một cách tốt đẹp và tiện cho việc sắp xếp phòng ốc, xin quý cô bác, quý anh chị và các bạn vào trang nhà www.miracleofmindfulness.org để đăng ký cho khóa tu hoặc liên lạc Tu viện Mộc Lan (office@magnoliagrovemonastery.org) - điện thoại: (662) 563-0956 hoặc Tu viện Lộc Uyển (deerpark@dpmail.net), điện thoại (760) 291-1003."
(Xem: https://vietbao.com/p113a240115/tang-doan-lang-mai-hoang-phap-tai-hoa-ky)

*

Hoan hỷ chúc mừng sức khỏe Thiền Sư Nhất Hạnh sớm hồi phục.
Hoan hỷ chúc mừng khóa tu Tăng Đoàn Làng Mai thành công.
VUI VỚI PHÁP